PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT INDOCHINE (ĐÔNG DƯƠNG) 

PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT INDOCHINE (ĐÔNG DƯƠNG) 

Trong những năm gần đây,phong cách thiết kế nội thất Indochine đã trở thành một xu hướng kiến trúc đậm chất Đông Dương xưa cũ bởi đây là một lối thiết kế mang vẻ đẹp giao thoa giữa nền văn hóa châu Âu cùng các đường nét hoài cổ của kiến trúc Đông Nam Á. Nó mang đến cho không gian một sự hoài niệm, thân quen của quá khứ mà không làm mất đi bản sắc dân tộc. Hãy cùng Lux Design tìm hiểu chi tiết về phong cách này trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu về phong cách Indochine 

Phong cách nội thất Indochine là sự kết hợp hoàn hảo giữa nền kiến trúc Á – Âu

Phong cách Indochine (Đông Dương) là sự kết hợp và giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nó là những gì tinh túy nhất được chắt lọc từ lối kiến trúc tân cổ điển nước Pháp và nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Khởi nguồn từ kiến trúc – nội thất Pháp cổ, phong cách thiết kế Đông Dương dần dần được “nhiệt đới hóa” nhằm phù hợp với đặc trưng khí hậu của nước ta. Sử dụng chất liệu thuần Việt cùng các họa tiết, màu sắc được chế tác tỉ mỉ, phong cách Indochine mang đến những công trình kiến trúc độc đáo và được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Phong cách Indochine

Chắc chắn rằng bất kì ai khi tìm hiểu về phong cách nội thất này khi chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đều sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc và giản dị cùng những món đồ nội thất như phản, giường thay thế bàn, ghế mà vẫn giữ được những chi tiết mang bản sắc phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Thêm vào đó, các đường nét họa tiết đơn giản, mềm mại cùng màu sắc nhẹ nhàng và chất liệu bền bỉ, chắc chắn chính là những yếu tố giúp phong cách này trở thành xu hướng được ưa chuộng trong ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Nguồn gốc ra đời của phong cách Indochine

Indochine có nguồn gốc từ tiếng Pháp với ý nghĩa là “Đông Dương” – một bán đảo thuộc khu vực Đông Nam Á. Bao gồm các quốc gia: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và một phần của Campuchia. Đây là khu vực thuộc quyền cai trị của Thực dân Pháp trong những năm 1839 – 1954. Trong suốt thời gian xâm lược các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “đồng hóa”. Áp đặt các thay đổi về chính trị và văn hóa đối với nước ta. Do đó, trong khoảng thời gian này, người Việt chịu ảnh hưởng của Pháp về nhiều mặt, từ ẩm thực, thời trang, tôn giáo cho đến kiến trúc. Cũng vào thời gian này, phong cách Indochine được kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard tiếp nhận và áp dụng vào kiến trúc Việt Nam.

Phong cách Indochine

Tuy nhiên, do vấp phải các yếu tố bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt mà các mẫu kiến trúc của người Pháp gặp nhiều bất cập. Thêm vào đó, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của thực dân Pháp cũng dần suy yếu.

Phong cách Indochine là gì?

Phong cách Indochine bắt nguồn từ thời kỳ Pháp thuộc

Do đó, để đáp ứng thị hiếu người dùng, kiến trúc sư Emest Hébrard đã tìm ra phương án thiết kế thân thiện, gần gũi hơn với người dân Việt Nam. Theo đó, các công trình xây dựng không chỉ đơn thuần thiết kế theo phong cách Pháp mà còn khéo léo lồng ghép chất liệu, kiểu dáng, chi tiết mang đặc trưng văn hóa Việt. Từ đó, tạo ra phong cách thiết kế Indochine độc đáo, mới lạ, vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay.

Phong cách Indochine

Kiến trúc Indochine được thể hiện ở nhiều công trình trên khắp đất nước ta. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến: Nhà Hát lớn, Tòa thị chính Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao, Dinh độc lập, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nhà thờ Đức Bà,…..

Điểm nổi bật của phong cách nội thất Indochine

Màu sắc chủ đạo

Khi chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc mang phong cách thiết kế Đông Dương, các bạn dễ dàng nhận thấy màu sắc chủ đạo được sử dụng trong thiết kế là các gam màu trung tính như: trắng, vàng kem, vàng nhạt. Kết hợp cùng các màu sắc của các chất liệu của nội thất mang phong cách Indochine chủ yếu là tre, gỗ, gạch, mây,….tạo nên sự ấm áp cho không gian. Ngoài ra, một số công trình cũng sử dụng các gam màu nhiệt đới, ấm nóng như màu tím, đỏ hoặc cam.

Các gam màu trung tính được ưa chuộng kết hợp với màu của nội thất gỗ

Các gam màu trung tính được ưa chuộng kết hợp với màu của nội thất gỗ

Chất liệu chính được sử dụng

Chất liệu gỗ

Gỗ là chất liệu hàng đầu cho những công trình thiết kế theo phong cách Đông Dương. Mỗi loại gỗ sẽ có đường vân, tuổi thọ, màu sắc cũng như độ bóng khác nhau. Phần lớn các chi tiết không gian bên trong nhà mang phong cách Indochine đều được làm từ gỗ ví du như: cửa, trần nhà, lát sàn, mái,…..

Chất liệu gỗ thường được sử dụng cho các công trình nội thất trong phong cách kiến trúc Đông Dương

The plugin Realite Plugin share is not activated, please activate it and try it again. The plugin can be found in includes > plugins.